Di văn Giác Hải

(Một lần) có vị tăng hỏi: "Phật và chúng sinh ai khách, ai chủ?".Sư dùng bài kệ đáp:Bất giác nữ đầu bạch - Ai biết má đào mà bạc tóc不覺女頭白  不覺女頭白,報你作者識。若問佛境界,龍門遭點額。Phiên âm" Liễu dụng nữ đầu bạchBáo nhĩ tác giả thứcNhược vẫn Phật cảnh giớiLong môn tao điểm ngạch"Dịch nghĩaNào ai biết rằng trong cô gái trẻ trung đã thấy mái đầu bạc;Nói cho người học đạo hiểu,Nếu cứ lo tìm hỏi đâu là cõi Phật,Thì cũng như cá chép nhảy thi ở Long Môn bị "chấm trán" (thi trượt-không vượt qua Long Môn) mà thôi.Huệ Chi và Băng Thanh dịch thơ:Ai biết má đào mà bạc tóc,Khuyên người cầu học hiểu cho sâu.Ví như cõi Phật hoài công hỏi,Cá vượt Long môn bị điểm đầu.Lê Mạnh Thát dịch thơ:"Gái tơ chỏm tóc bạcBáo ngươi tác giả biếtNếu hỏi cảnh giới PhậtLong môn gặp điểm trán" [10].Đỗ Quang Liên dịch thơ:Má đào ai biết bạc đầu,Khuyên người cầu học hiểu sâu khỏi nhầm;Lo tìm cõi Phật mênh mông,Ví như cá nhảy Long Môn chấm đầu!Một bài thơ (kệ) khác của thiền sư Giác Hải cũng được in trong tập Thơ văn Lý TrầnHoa diệp - hoa và bướm春來花蝶善知時,花蝶應須共應期.花蝶本來皆是幻,莫須花蝶向心持.Phiên âm:Xuân lai hoa điệp thiện tri thì,Hoa điệp ứng tu cộng ứng kỳ.Hoa điệp bản lai giai thị huyễn,Mạc tu hoa điệp hướng tâm trì.Dịch nghĩa:Xuân sang hoa và bướm khéo quen với thời tiết.,Hoa bướm đều cần phải thích ứng với kỳ hạn của chúng.Nhưng hoa với bướm vốn dĩ đều là hư ảoChớ nên bận tâm về hoa với bướm.Ngô Tất Tố dịch thơ:Xuân sang hoa bướm khéo quen thì,Bướm lượn hoa cười vẫn đúng kỳ.Nên biết bướm hoa đều huyền ảo,Thây hoa, mặc bướm, để lòng chi.Lê MạnhThát dịch thơ:Xuân đến bướm hoa khéo biết thì,Cần nhau hoa bướm biết nhau khi.Bướm hoa vốn thảy đều hư huyễn,Chớ đem hoa bướm giữ lòng chi.Một dị bản khác trong địa dư Quỳnh Côi:[2]"Xuân lai hoa diệp tiện chi thiHoa diệp ưng tu đã ứng kỳHoa diệp bản lai giai thị ảoMạc tu tiều táo hướng tâm trì"[2]